Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

G/x Tân Phú: Tiếp nhận thành viên mới gia nhập Giáo Hội trong đêm Giáng Sinh

Trong thánh lễ đêm, vọng mừng Con Chúa Giáng Sinh làm người, giáo xứ Tân Phú vui mừng đón nhận hồng ân cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời đã tiếp nhận 60 anh chị em gia nhập đạo Chúa, sau khi đã hoàn thành chương trình giáo lý dự tòng, khóa 03 tháng để tìm hiểu về đạo Công giáo. Tại giáo xứ Tân Phú mỗi năm cha xứ tổ chức 03 khóa dành cho những ai muốn tìm hiểu về Nước trời, những khóa này kết thúc vào các dịp lễ Phục Sinh, Đức Mẹ Hồn xác lên trời và lễ Giáng Sinh hằng năm.

G/x Phú Thọ Hòa Canh Thức Mừng Chúa Giáng Sinh

G/xPhúThọHòa Canh Thức Chúa Giáng Sinh P1


G/xPhúThọHòa Canh Thuc Mung Chua Giang Sinh 2011 P2

Videoclip- Themanhquyet

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

NGÔI LỜI ĐÃ LÀM NGƯỜI

GIÁO HẠT TÂN SƠN NHÌ

NHỮNG DẤU ẤN GHI NHỚ 

        
         “Các Kitô hữu từ mọi dân tộc tụ họp vào Giáo hội, “ không vì chế độ, không vì ngôn ngữ,  cũng không vì tổ chức xã hội trần gian, mà phân cách với những người khác”, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình;  là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng ái quốc…” (TG.II,15).

     Sau biến cố 30-4-1975,  lịch sử đất nước Việt Nam đã sang trang, chấm dứt cuộc chiến tương tàn ruột thịt hai miền Nam Bắc.  Đời sống của đồng bào cả nước cũng ảnh hưởng về nhiều mặt.  Cuộc sống có những thay đổi cách này, cách khác.  Sinh hoạt tôn giáo vẫn duy trì nhưng hạn chế.  Các giáo xứ tự thích nghi sinh hoạt mục vụ theo  tình thế của từng địa phương.
 Đất nước thống nhất,  bà con hai miền thông thương và giao lưu tìm hiểu nhau về cuộc sống. Đa số bà con từ  miền Bắc vào miền Nam sinh sống, lập nghiệp.  Tổng giáo phận Saigòn Thành phố HCM dân số bùng phát, các giáo xứ vùng ven, ngoại ô trước đây dân số tăng lên đáng kể.  Số giáo dân nhập cư các giáo xứ càng ngày càng đông.
                   ” Không có sinh hoạt nào của con người lại xa lạ đối với sứ mạng của Hội Thánh, và ngược lại không có sinh hoạt nào của Hội Thánh không liên quan tới tất cả cuộc sống con người.” (trích Thư chung 1980 của HĐGMVN).

Năm 1978,  giáo hạt Tân Sơn Nhì được tách ra khỏi giáo hạt Chí Hòa và Cha ĐA MINH VŨ NGUYÊN THIỀU,  chánh xứ  giáo xứ Tân Phú được bổ nhiệm làm Cha Hạt Trưởng tiên khởi.  Với tình thế có nhiều khó khăn,  sinh hoạt tôn giáo còn nhiều giới hạn,  cho nên hàng tháng quý cha trong hạt chỉ hội họp và tĩnh tâm một lần để cầu nguyện và chia sẻ công việc mục vụ của mỗi giáo xứ.
      Giáo hạt Tân Sơn Nhì  thật  bao la rộng lớn nằm trong địa bàn của 4 quận huyện :  Qụân  Tân Bình,  Huyện Bình Chánh ( sau thêm hai quận Tân Phú và quận Bình Tân).  Với số giáo dân  hiện tại nhiều nhất trong số 15 giáo hạt của Tổng giáo phận Sàigòn TP.HCM.   Cùng với lượng dãn dân,  di dân nhập cư,   anh chị em công nhân đến tạm trú tại các xứ đạo chiếm kỷ lục của thành phố này, Vì thế họ cần được giúp đỡ để hòa nhập một cách lành mạnh vào đời sống xã hội mới.  Nhất là với anh chị em di dân Công giáo,  họ rất mong có chỗ dựa tinh thần,  cần được hướng dẫn và giúp họ sống đạo và củng cố niềm tin,  đồng thời tạo điều kiện cho  họ hội nhập vào các  sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ.  Ngoài ra nhìn vào thực trạng về những người nghèo, vô gia cư  đang sống chen chúc trong các khu nhà thuê mướn chật chội,  con em có người còn  bị thất học chưa biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ  hoặc vì nhiều lý do phải bỏ học không thể đến trường  và còn  một số thanh niên nam nữ chưa có nghề nghiệp định hướng cho ngày mai…Và còn nhiều sự ưu tư cho các vị mục tử trong cánh đồng truyền giáo mới này ?

Ngày 18-6-1993 bằng văn thư số 096/VP.93. Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm Cha  GIOAN BAOTIXITA ĐOÀN VĨNH PHÚC làm Hạt Trường Giáo hạt Tân Sơn Nhì  khi ngài đương nhiệm  chánh xứ Phú Thọ Hòa.   
*********
Để hợp tác với cha Hạt trưởng trong việc điều hành và giáo huấn của giáo hạt. Cha GIUSE NGUYỄN THIỆN TOÀN,  chánh xứ Nhân Hòa và cha ANTÔN NGUYỄN ĐÌNH THỤC,  chánh xứ Tân Việt được mời làm  phụ tá  cha Hạt trưởng.  Các ngài đặc trách  huấn đức cho giáo hạt.    

  
“Giáo dân tham gia vào việc rao giảng Phúc âm bằng cách tự khuyến khích và khích lệ người khác hiểu biết và yêu mến các xứ truyền giáo, cổ võ ơn kêu gọi trong gia đình mình, trong các hội đoàn Công giáo và trong các trường học,  dâng cúng mọi thứ của cải;  như  thể họ có thể trao tặng kẻ khác ơn đức tin mà họ đã nhận lãnh nhưngkhông ! “ (SLTG. IV, 41).

Năm 1996,  cha hạt trưởng mờinhững người có nhiệt tâm và dấn thân,  hợp tác với ngi  trong  các sinh hoạt của giáo hạt. Ban Đại Diện đầu tiên được thành lập với sự  tín nhiệm của đại diện các giáo xứ trong giáo hạt gồm :
- Trưởng ban  :  Ô. Giuse Nguyễn Xuân Đán      (giáo xứ Tân Phú).
- Phó  ban       :  Ô. Giuse Nguyễn Văn Khiêm   (giáo xứ Nhân Hòa).
- Thư  ký         :  Ô. Giuse Nguyễn Văn Toàn      (giáo xứ Phú Thọ Hòa).

Mục đích phụ giúp cha Hạt trưởng tổ chức các buổi sinh hoạt chung, tình tâm,  học hỏi giáo lý đức tin… dành cho quý chức vào Mùa Vọng,  Mùa Chay hoặc tổ chức đại hội cho toàn giáo hạt.  Đặc biệt Mùa Chay 1997 đã tổ chức ngày tĩnh huấn, học hỏi, thảo luận…cho 200  quí chức HĐMV và các ĐTCGTH  tại giáo xứ Phú Thọ hòa.

Năm 1998, nhiệm kỳ II của Ban Đại Diện được các giáo xứ  bầu các quý chức gồm :
- Trưởng ban  :  Ô. Laurenso Chu Giáo Huấn      (giáo xứ Tân Phú).
- Phó  ban      :  Ô. Phêrô     Nguyễn Văn Hiển   (giáo xứ Tân Việt).
- Thư ký       :* Ô. Giuse  Nguyễn Văn Toàn     (giáo xứ Phú Thọ Hòa)  - Ô. Toàn đi dịnh cư nước ngoài,
                     * Ô. Giuse Trần Phúc Thịnh   (giáo xứ Phú Trung) thay thế, - Ô. Thịnh lâm trọng bệnh qua đời,
                         * Ô. Giuse Ngô Văn Hiền      (giáo xứ Thiên ân) thay thế.
 Cha  hạt trưởng luôn lưu tâm đến quí chưc trong giáo hạt, nên đã tổ chức cuộc  hành hương du lịch tại Trung tâm Bãi Dâu Vũng Tàu dành cho 238 quí chức HĐMV và ĐTCGTH trong 2 ngày. Chính những dịp này, các quý chức đã có dịp  giao lưu,  học hỏi và cảm thông  trong trách vụ của mỗi người.
                                                                                            
 Năm 2003, ngày Lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê 03-12,  bổn mạng các xứ truyền giáo -  hiện nay Giáo hạt cũng nhận Ngài làm bổn mạng cho Giáo điểm truyền giáo Tân Sơn Nhì - đã thành lập Ban Truyền Giáo (thay cho Ban đại diện giáo hạt – Nhiệm kỳ III) gồm có:
Ban cố vấn :
*  Ô. Nicôla   Nguyễn Văn Nghị     (giáo xứ Phú Trung)
*  Ô. Phêrô     Nguyễn Văn Hiển    ( giáo xứ Tân Việt).
Ban điều hành :
*  Trưởng ban  :  Ô. Laurensô Chu Giáo Huấn    (giáo xứ Tân Phú).
*  Phó ban        :  Ô. Giuse       Vũ  Hữu  Mậu      (giáo xứ Phú Trung)
*  Thư ký         :   Ô. Phêrô  Đào Văn Huỳnh       (giáo xứ Tân Châu).

Và một số Uy viên hoạt động ở các giáo xứ.

 Đặc biệt trong  Năm Thánh Truyền Giáo 2004,  cha hạt trưởng cùng quý cha đã mời cha PHÊRÔ NGUYỄN QUỐC TÚY,  phụ tá giáo xứ Tân Thái Sơn, đương nhiệm phó ban truyền giáo tổng giáo phận TP.HCM  đặc trách Trưởng ban Loan báo Tin Mừng giáo hạt (còn gọi là Ban Truyền giáo).
 Ngày 20-3-2004 toàn giáo hạt hành hương về giáo xứ Phú Trung để hưởng ơn Toàn xá Năm Thánh Truyền Giáo, đồng thời Ban Truyền giáo dâng lên Đức Hồng y Tổng giám mục đề án xây dựng giáo điểm truyền giáo.  Trong ngày đại hội,  quý cha và cộng đoàn đã phát động cao trào,  toàn giáo hạt “Quyết tâm có một giáo điểm truyền giáo trong Giáo hạt Tân Sơn Nhì”. Chính Đức Hồng Y Tổng Giám Mục,  Cha tổng đại diện  giáo phận đã đồng ý và khuyến khích giáo hạt thiết lập giáo điểm “kiểu mẫu” này. Vì thế từ lúc khởi sự cho đến ngày hoàn thành công trình,  toà Giám mục luôn động viên,  giúp đỡ giáo hạt chúng ta về nhiều mặt.
 Năm 2006 đén năm 2008,  để có các thành viên phụ giúp cha hạt trưởng và đáp ứng nhu cầu quản lý  và liên hệ giao tế,  lo các thủ tục giấy tờ trong việc xây dựng cùng bảo quản tài sản của giáo phận và giáo hạt do các vị mạnh thường quân, ân nhân dâng cúng trao tặng…  Cha Hạt trưởng, quý cha đặc trách đã  tổ chức cuộc hội nghị để  thông báo về tiến trình xây dựng giáo điểm, đồng thời tuyên bố mãn nhiệm kỳ cũ của BĐD/giáo hạt (2003 - 2008) và bầu BTV/HĐMV/Giáo hạt nhiệm kỳ mới (2008 – 2012).  Thành phần tham dự gồm :
 - Cha hạt trưởng                    :  Gioan B.x.     Đoàn Vĩnh Phúc
- Cha hạt phó                         :  Phanxicô As. Lê Quang Đăng
- Cha đặc trách Truyền giáo :  Phêrô             Nguyễn Quốc Túy
- Cha đặc trách Huấn đức     :  Antôn             Nguyễn Đình Thục
Cùng BTV/HĐMV/giáo xứ,  các ĐTCGTH trong giáo hạt. 
           Cha Hạt trưởng nói lên ý nghĩa và công việc của tổ chức Ban Thường Vụ giáo hạt. Mặc dù mỗi Giáo xứ có quyền tự trị hợp pháp theo giáo luật,  nhưng không hoạt động một cách riêng lẻ.  Cha hạt trưởng với trách vụ của mình,  ngài hằng ước  mong các giáo xứ  trong  giáo hạt luôn  có sự  liên kết,  hiệp thông và hợp tác bổ túc cho nhau.  Ngài và hội nghị đã đề cử các ứng viên BTV/ HĐMV/Giáo hạt - Nhiệm kỳ IV.  Sau đó hội nghị đã bầu ra các chức việc  gồm :
 - Chủ tịch             :  Ô.  Micae   Nguyễn Văn Kình      (giáo xứ Tân Thành)
- Phó nội vụ         :  Ô.  Giuse     Bùi   Đức                     (  Phú Trung)
- Phó ngoại vụ     :  Ô.  Giuse    Nguyễn Công Trung (  Tân Phú)
- Phó truyền giáo :  Ô.  Phêrô   Đào Văn Huỳnh         ( Tân Châu)
- Thư ký l             :  Ô.  Gioan    Lê Phát Tài                  ( Ninh Phát)
- Thư ký 2            :  Ô.  Giuse     Ngô Văn Hiền             ( Thiên An)
- Thủ quỹ           :  Ô.  Đa Minh Phạm Ngọc Thiên        ( Tân Thái Sơn)
- Uy viên thường trực: Ô. Gioakim Phạm Văn Cận   (     -  Thiên An)
- Uy viên Bác Aí  :  Ô.  Lorensô  Chu  Giaó Huấn       (     -   Tân Phú).
---------@@@--------

Website - Giáo Hạt Tân sơn nhì

 LỜI GIỚI THIỆU

 Ngày nay, nền văn minh nhân loại đã bước vào thiên kỷ thứ ba với thành tựu khoa học vượt bậc, đời sống con người được nâng cao, nhờ các phương tiện, tiện nghi hiện đại giúp cho công việc đạt hiệu quả; nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác cũng như chất lượng cao hơn, tạo ra của cải vật chất phong phú phục vụ cho cuộc sống con người được đầy đủ hơn.
Trong lãnh vực khoa học Truyền Thông hiện nay; phương tiện mạng Internet là một trong những ngành khoa học đạt những thành tựu ưu việt, đó là ngành công nghệ Thông tin Tin Học, công nghệ này có khả năng chuyển tải tín hiệu, ngôn ngữ, hình ảnh giúp ích cho con người giao tiếp, đối thoại, bày tỏ, trao đổi để hiểu biết lẫn nhau, qua những thông tin tức thời của mọi dân tộc đang sống khắp nơi trên trái đất, và người ta có thể nói chuyện trao đổi với nhau bằng hình ảnh sống động từ bất cứ nơi nào trên thế giới, núi cao, rừng thẳm ngay cả trong vũ trụ bao la…cả trong lòng đại dương.
Sự phát triển những công nghệ mới về thế giới kỹ thuật số đã mở ra một “xa lộ thông tin” mênh mông, đây chính là tài nguyên lớn lao dành cho toàn nhân loại, sự phát triển này thúc đẩy sự giao lưu, gặp gỡ và đối thoại lẫn nhau. Điều này cũng tạo ra một cơ hội to lớn dành cho các tín hữu. Không một cửa ngõ nào có thể đóng lại trước những người nhân danh Chúa Kitô Phục sinh muốn dấn thân tới gần người khác.(Trích *Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 44)

 Gia đình Mục Vụ Truyền Thông Hạt Tân Sơn Nhì được thành lập với Linh Đạo Truyền Thông Công Giáo
1. Loan báo Chân lý Tin Mừng.
2. Hiệp thông xây dựng nền văn minh tình thương & văn hoá sự sống.
3. Khai mở dòng chảy hiệp thông
 Cũng như Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 44.  Với mục tiêu ứng dụng ngành khoa học “Thông tin toàn cầu” mang tính ưu việt này vào trong đời sống và nhất là biết vận dụng công cụ này vào công cuộc loan báo Tin Mừng và hiệp thông chia sẻ tình thương với anh em đồng bào và đồng loại.
ĐTC đã hình dung ra thị kiến của ngôn sứ Isaia, mạng Internet là một ngôi nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc (x. Is 56, 7), và chúng ta nhìn thấy mở ra một không gian giống như “hành lang của dân ngoại” trong Đền Thờ Giêrusalem dành cho những người chưa biết Chúa.
Và ĐTC đã nhắc lại lập luận sắc bén của Thánh Phao Lô :
“Thế nhưng:
- Làm sao họ kêu cầu vị Chúa mà trước tiên không tin vào Ngài?
- Làm sao tin Đấng họ không được nghe?
- Làm sao nghe, nếu không có ai rao giảng?
   - Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi?”  (Rm 10, 11,13-15).
 Vào thời xa xưa, Thiên Chúa đã dùng các Ngôn Sứ để “Loan truyền” cho loài người về tình thương và ý định cứu chuộc của Thiên Chúa, thì ngày nay mọi Kitô Hữu cũng tiếp tục Sứ Vụ loan truyền ơn cứu rỗi …
Hôm nay vẫn nối tiếp công cuộc như Lời Chúa đã truyền dạy các Môn đệ trước khi về trời : 15"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16, 15)

Đạo đức trong Internet

Internet là phương tiện truyền thông tuyệt vời mang lại rất nhiều ích lợi nhưng cũng sẽ gây nên những thiệt hại khôn lường nếu chúng ta không giữ những nguyên tắc đạo đức trong Internet (x. Huấn thị của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông, Đạo đức trong Internet, số 1-18). Việc thông tin phải tôn trọng phẩm giá con người và cộng đồng con người, phải phục vụ công ích và cổ vũ tình liên đới. Vì thế, những gì xúc phạm, gây thiệt hại cho con người, như những hình ảnh khiêu dâm, đồi truỵ, những tin đồn thất thiệt không tôn trọng sự thật, những tin tức gây chia rẽ, hiểu lầm, tạo nên sự thù địch, bất công… đều không thấy xuất hiện trên website này.(TT Công Giáo)

MỤC ĐÍCH:
  • Website Giáo Hạt Tân Sơn Nhì được mở ra với mục đích : Loan truyền hồng ân cứu độ của Thiên Chúa.
  • Bằng những phương tiện hiện đại, chuyển tải thông Tin kịp thời những sinh hoạt của 17 Giáo Xứ và các Nhà nguyện ...  cùng với những sinh hoạt của các ĐTCGTH không ngừng thể hiện sức sống Niềm Tin. Nơi đây giới thiệu nếp sống KiTô Giáo đích thực, cách sống, cách giữ đạo cùa các cộng đoàn dân Chúa, tạo trang học tập cho mọi người, mở ra sân chơi bổ ích cho các giới, nhất là các bạn trẻ...trong Giáo Hạt.
 *********0o0*********

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

TIN SINH HOẠT Hạt Tân Sơn Nhì



16- Hạt Tân Sơn Nhì: Tĩnh huấn Mùa Vọng 2011
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20111211/13879
17- GĐPTTT hạt Tân Sơn Nhì mừng bổn mạng KITÔ VUA 2011
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20111124/13578
1- Kỷ niệm 45 năm Hồng Ân Thánh Hiến & Mừng Thượng thọ Bát tuần
của Cha Quản Hạt Tân Sơn Nhì, Chánh xứ Thiên Ân
2- Các HĐMVGX của Hạt Tân Sơn Nhì: Hành hương Năm Thánh
3-  Gx. Hy Vọng: Ấn tín Chúa Thánh Thần
4- G/x Phú Trung
5- Khóa huấn luyện MVDD TGP tại Hạt TSN
6- GĐPTTT TSN Mừng Bổn Mạng KiTô Vua 2010
7- G/x Phú Trung - Lễ an táng Cha Gioan Bt. Phạm Gioan
8- Giáo điểm truyền giáo Hạt TSN Mừng Bổn Mạng Phanxico X. 2010
9- Hội Thừa Sai VN khánh thành nhà Học Viện
10- Hạt Tân Sơn Nhì Tĩnh Huấn Mùa Vọng 2010
11- MVTT Hạt Tân Sơn Nhì: Hội thảo chuyên đề Truyền Thông & Truyền Giáo
12- Đại hội thiếu nhi hạt Tân Sơn Nhì
13- Hạt Tân Sơn Nhì : Bế Mạc Năm Thánh
14- G/x Phaolo Khai mac năm thánh và mừng 50 năm thành lập.
15-Hạt Tân Sơn Nhì: Tĩnh tâm mùa Chay 2011

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Truyền thông là gì?

Người gửi: TranTriDung  --   17/01/2007 02:29 PM   
( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 42395)

Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.

Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia.

Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với qui mô khác nhau. Qui mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc hội thoại. Truyên thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba đến mười hai cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Quá trình truyền thông diễn ra liên tục. Khi bạn ngồi yên lặng trong góc phòng, mặc cho mọi người xung quanh nói hay làm gì thì cũng đang gửi những tín hiệu truyền thông không bằng lời cho những người xung quanh (cho dù vô tình hay cố ý).

Bởi truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, các mốc phát triển truyền thông thường gắn liền với tiến bộ công nghệ. Tóm lược bài viết “Truyền thông các nhân tiếp bước truyền thông đại chúng” trên Vnexpress.net dưới đây đóng góp một số thông tin thú vị về bước tiến của truyền thông với công nghệ mới.

Năm 1448, thợ kim hoàn Gutenberg sống tại Mainz (Đức) đã phát minh ra hệ thống “movable type” (tôi tạm dịch: hệ thống sắp chữ động?) (dù người Trung Quốc tuyên bố họ mới là người đầu tiên nghĩ ra công nghệ này). Người ta nhập (type) các chữ cái vào thiết bị và sau đó in các trang văn bản ra giấy (move). Phương pháp này phá vỡ kiểu phân phối thông tin chủ đạo thời đó: các nhà truyền giáo chép tay các thông tin hoặc khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1455, Gutenberg kinh doanh công nghệ cùng người đồng hương giàu có Johannes Fust. Tuy nhiên, chi phí duy trì đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và Gutenberg sớm bị vỡ nợ.


Johannes Gutenberg (1398-1468)


Dù vậy, chỉ sau vài thập kỷ, “movable type” đã lan khắp châu Âu, góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng thông tin, còn gọi là thời kỳ Phục Hưng và trong những thế kỷ tiếp theo, sách, báo, tạp chí… bắt đầu được phát hành rộng rãi.

Năm 2001, tức 5,5 thế kỷ sau, "movable type" lại hồi sinh. Ông bà Ben và Mena Trott (sống tại San Francisco, Mỹ) chịu cảnh thất nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng dotcom. Mena bắt đầu lập web cá nhân (blog) Dollarshort để "kể về những chuyệt vặt vãnh thời thơ ấu". Trang Dollarshort dần trở nên nổi tiếng và vợ chồng Trotts quyết định xây dựng một công cụ hỗ trợ đăng blog hiệu quả hơn. Phần mềm mang tên Movable Type này hiện là sự lựa chọn số một của nhiều blogger danh tiếng và nằm trong 10 công cụ tạo web cá nhân hàng đầu do tạp chí Forbes bình chọn.

“Movable type” đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của khái niệm truyền thông đại chúng, còn Movable Type lần hai lại báo hiệu giai đoạn "truyền thông cá nhân" . Hiện tượng văn hóa mới mẻ này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ, nhất là ở những nước phát triển.

Tổng hợp- saga.vn