NHỮNG DẤU ẤN GHI NHỚ
“Các Kitô hữu từ mọi dân tộc tụ họp vào Giáo hội, “ không vì chế độ, không vì ngôn ngữ, cũng không vì tổ chức xã hội trần gian, mà phân cách với những người khác”, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng ái quốc…” (TG.II,15).
Sau biến cố 30-4-1975, lịch sử đất nước Việt Nam đã sang trang, chấm dứt cuộc chiến tương tàn ruột thịt hai miền Nam Bắc. Đời sống của đồng bào cả nước cũng ảnh hưởng về nhiều mặt. Cuộc sống có những thay đổi cách này, cách khác. Sinh hoạt tôn giáo vẫn duy trì nhưng hạn chế. Các giáo xứ tự thích nghi sinh hoạt mục vụ theo tình thế của từng địa phương.
Đất nước thống nhất, bà con hai miền thông thương và giao lưu tìm hiểu nhau về cuộc sống. Đa số bà con từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống, lập nghiệp. Tổng giáo phận Saigòn Thành phố HCM dân số bùng phát, các giáo xứ vùng ven, ngoại ô trước đây dân số tăng lên đáng kể. Số giáo dân nhập cư các giáo xứ càng ngày càng đông.
” Không có sinh hoạt nào của con người lại xa lạ đối với sứ mạng của Hội Thánh, và ngược lại không có sinh hoạt nào của Hội Thánh không liên quan tới tất cả cuộc sống con người.” (trích Thư chung 1980 của HĐGMVN).
_1.png)
Giáo hạt Tân Sơn Nhì thật bao la rộng lớn nằm trong địa bàn của 4 quận huyện : Qụân Tân Bình, Huyện Bình Chánh ( sau thêm hai quận Tân Phú và quận Bình Tân). Với số giáo dân hiện tại nhiều nhất trong số 15 giáo hạt của Tổng giáo phận Sàigòn TP.HCM. Cùng với lượng dãn dân, di dân nhập cư, anh chị em công nhân đến tạm trú tại các xứ đạo chiếm kỷ lục của thành phố này, Vì thế họ cần được giúp đỡ để hòa nhập một cách lành mạnh vào đời sống xã hội mới. Nhất là với anh chị em di dân Công giáo, họ rất mong có chỗ dựa tinh thần, cần được hướng dẫn và giúp họ sống đạo và củng cố niềm tin, đồng thời tạo điều kiện cho họ hội nhập vào các sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ. Ngoài ra nhìn vào thực trạng về những người nghèo, vô gia cư đang sống chen chúc trong các khu nhà thuê mướn chật chội, con em có người còn bị thất học chưa biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ hoặc vì nhiều lý do phải bỏ học không thể đến trường và còn một số thanh niên nam nữ chưa có nghề nghiệp định hướng cho ngày mai…Và còn nhiều sự ưu tư cho các vị mục tử trong cánh đồng truyền giáo mới này ?
*********
Để hợp tác với cha Hạt trưởng trong việc điều hành và giáo huấn của giáo hạt. Cha GIUSE NGUYỄN THIỆN TOÀN, chánh xứ Nhân Hòa và cha ANTÔN NGUYỄN ĐÌNH THỤC, chánh xứ Tân Việt được mời làm phụ tá cha Hạt trưởng. Các ngài đặc trách huấn đức cho giáo hạt.

Năm 1996, cha hạt trưởng mờinhững người có nhiệt tâm và dấn thân, hợp tác với ngi trong các sinh hoạt của giáo hạt. Ban Đại Diện đầu tiên được thành lập với sự tín nhiệm của đại diện các giáo xứ trong giáo hạt gồm :
- Trưởng ban : Ô. Giuse Nguyễn Xuân Đán (giáo xứ Tân Phú).
- Phó ban : Ô. Giuse Nguyễn Văn Khiêm (giáo xứ Nhân Hòa).
- Thư ký : Ô. Giuse Nguyễn Văn Toàn (giáo xứ Phú Thọ Hòa).
Mục đích phụ giúp cha Hạt trưởng tổ chức các buổi sinh hoạt chung, tình tâm, học hỏi giáo lý đức tin… dành cho quý chức vào Mùa Vọng, Mùa Chay hoặc tổ chức đại hội cho toàn giáo hạt. Đặc biệt Mùa Chay 1997 đã tổ chức ngày tĩnh huấn, học hỏi, thảo luận…cho 200 quí chức HĐMV và các ĐTCGTH tại giáo xứ Phú Thọ hòa.
Năm 1998, nhiệm kỳ II của Ban Đại Diện được các giáo xứ bầu các quý chức gồm :
- Trưởng ban : Ô. Laurenso Chu Giáo Huấn (giáo xứ Tân Phú).
- Phó ban : Ô. Phêrô Nguyễn Văn Hiển (giáo xứ Tân Việt).
- Thư ký :* Ô. Giuse Nguyễn Văn Toàn (giáo xứ Phú Thọ Hòa) - Ô. Toàn đi dịnh cư nước ngoài,
* Ô. Giuse Trần Phúc Thịnh (giáo xứ Phú Trung) thay thế, - Ô. Thịnh lâm trọng bệnh qua đời,
* Ô. Giuse Ngô Văn Hiền (giáo xứ Thiên ân) thay thế.
Cha hạt trưởng luôn lưu tâm đến quí chưc trong giáo hạt, nên đã tổ chức cuộc hành hương du lịch tại Trung tâm Bãi Dâu Vũng Tàu dành cho 238 quí chức HĐMV và ĐTCGTH trong 2 ngày. Chính những dịp này, các quý chức đã có dịp giao lưu, học hỏi và cảm thông trong trách vụ của mỗi người.
Năm 2003, ngày Lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê 03-12, bổn mạng các xứ truyền giáo - hiện nay Giáo hạt cũng nhận Ngài làm bổn mạng cho Giáo điểm truyền giáo Tân Sơn Nhì - đã thành lập Ban Truyền Giáo (thay cho Ban đại diện giáo hạt – Nhiệm kỳ III) gồm có:
Ban cố vấn :
* Ô. Nicôla Nguyễn Văn Nghị (giáo xứ Phú Trung)
* Ô. Phêrô Nguyễn Văn Hiển ( giáo xứ Tân Việt).
Ban điều hành :
* Trưởng ban : Ô. Laurensô Chu Giáo Huấn (giáo xứ Tân Phú).
* Phó ban : Ô. Giuse Vũ Hữu Mậu (giáo xứ Phú Trung)
* Thư ký : Ô. Phêrô Đào Văn Huỳnh (giáo xứ Tân Châu).
Và một số Uy viên hoạt động ở các giáo xứ.
Đặc biệt trong Năm Thánh Truyền Giáo 2004, cha hạt trưởng cùng quý cha đã mời cha PHÊRÔ NGUYỄN QUỐC TÚY, phụ tá giáo xứ Tân Thái Sơn, đương nhiệm phó ban truyền giáo tổng giáo phận TP.HCM đặc trách Trưởng ban Loan báo Tin Mừng giáo hạt (còn gọi là Ban Truyền giáo).

Năm 2006 đén năm 2008, để có các thành viên phụ giúp cha hạt trưởng và đáp ứng nhu cầu quản lý và liên hệ giao tế, lo các thủ tục giấy tờ trong việc xây dựng cùng bảo quản tài sản của giáo phận và giáo hạt do các vị mạnh thường quân, ân nhân dâng cúng trao tặng… Cha Hạt trưởng, quý cha đặc trách đã tổ chức cuộc hội nghị để thông báo về tiến trình xây dựng giáo điểm, đồng thời tuyên bố mãn nhiệm kỳ cũ của BĐD/giáo hạt (2003 - 2008) và bầu BTV/HĐMV/Giáo hạt nhiệm kỳ mới (2008 – 2012). Thành phần tham dự gồm :
- Cha hạt trưởng : Gioan B.x. Đoàn Vĩnh Phúc
- Cha hạt phó : Phanxicô As. Lê Quang Đăng
- Cha đặc trách Truyền giáo : Phêrô Nguyễn Quốc Túy
- Cha đặc trách Huấn đức : Antôn Nguyễn Đình Thục
Cùng BTV/HĐMV/giáo xứ, các ĐTCGTH trong giáo hạt.
Cha Hạt trưởng nói lên ý nghĩa và công việc của tổ chức Ban Thường Vụ giáo hạt. Mặc dù mỗi Giáo xứ có quyền tự trị hợp pháp theo giáo luật, nhưng không hoạt động một cách riêng lẻ. Cha hạt trưởng với trách vụ của mình, ngài hằng ước mong các giáo xứ trong giáo hạt luôn có sự liên kết, hiệp thông và hợp tác bổ túc cho nhau. Ngài và hội nghị đã đề cử các ứng viên BTV/ HĐMV/Giáo hạt - Nhiệm kỳ IV. Sau đó hội nghị đã bầu ra các chức việc gồm :
- Chủ tịch : Ô. Micae Nguyễn Văn Kình (giáo xứ Tân Thành)
- Phó nội vụ : Ô. Giuse Bùi Đức ( Phú Trung)
- Phó ngoại vụ : Ô. Giuse Nguyễn Công Trung ( Tân Phú)
- Phó truyền giáo : Ô. Phêrô Đào Văn Huỳnh ( Tân Châu)
- Thư ký l : Ô. Gioan Lê Phát Tài ( Ninh Phát)
- Thư ký 2 : Ô. Giuse Ngô Văn Hiền ( Thiên An)
- Thủ quỹ : Ô. Đa Minh Phạm Ngọc Thiên ( Tân Thái Sơn)
- Uy viên thường trực: Ô. Gioakim Phạm Văn Cận ( - Thiên An)
- Uy viên Bác Aí : Ô. Lorensô Chu Giaó Huấn ( - Tân Phú).
---------@@@--------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét